I2C and LCD with CCS

1:53:00 AM
1 . Giới thiệu chung về  I2C
Ngày nay trong các hệ  thống điện tử  hiện đại, rất nhiều ICs hay thiết bị  ngoại vi cần
phải giao tiếp với các ICs hay thiết bị  khác – giao tiếp với thế  giới bên ngoài. Vói mục tiêu
đạt được hiệu quả  cho phần cứng tốt nhất với mạch điện đơn giản, Phillips đã phát triển
một chuẩn giao tiếp nối tiếp 2 dây được gọi là I2C. I2C là tên viết tắt của cụm từ  Inter ‐
Intergrated Circuit – Bus giao tiếp giữa các IC với nhau.
Lịch sử  I2C – Thêm vào đây…(Phần này sẽ  thêm sau…)
I2C mặc dù được phát triển bới Philips, nhưng nó đã được rất nhiều nhà sản xuất IC
trên thế  giới sử  dụng. I2C trở  thành một chuẩn công nghiệp cho các giao tiếp điều khiển, có
thể  kể  ra đây một vài tên tuổi ngoài Philips như: Texas Intrument (TI), Maxim‐Dallas,
analog Device, National Semiconductor … Bus I2C được sử  dụng làm bus giao tiếp ngoại
vi cho rất nhiều loại IC khác nhau như  các loại Vi điều khiển 8051, PIC, AVR, ARM, chíp
nhớ  như  RAM tĩnh (Static Ram), EEPROM, bộ  chuyển đổi tương tự  số  (ADC), số  tương tụ
(DAC), IC điểu khiển LCD, LED…
 

i2c
1 . 1 .  Đặ c đ iểm giao tiếp I2C
Mộ t giao tiếp I2C gồm có 2 dây: Serial Data (SDA) và Serial Clock (SCL). SDA là đường
truyền dữ  liệu 2 hướng, còn SCL là đường truyền xung đồng hồ  và chỉ  theo một hướng.
Như  hình vẽ  trên, khi một thiết bị  ngoại vi kết nối vào đường I2C thì chân SDA của nó sẽ
nối với dây SDA của bus, chân SCL sẽ  nối với dây SCL.
i2c

Mỗi dây SDA hay SCL đều được nối với điện áp dương của nguồn cấp thông qua một
điện trở  kéo lên (pull‐up resistor). Sự  cần thiết của các điện trở  kéo này là vì chân giao tiếp
I2C của các thiết bị  ngoại vi thường là dạng cực máng hở  (open‐drain or open‐collector).
Giá trị  của các điện trở  này khác nhau tùy vào từng thiết bị  và chuẩn giao tiếp, thường dao
động trong khoảng 1KΩ đến 4.7KΩ.
Trở  lại với hình 1.1, ta thấy có rất nhiều thiết bị  (ICs) cùng được kết nối vào một bus
I2C, tuy nhiên sẽ  không xảy ra chuyện nhầm lẫn giữa các thiết bị, bởi mỗi thiết bị  sẽ được
nhận ra bởi một địa chỉ  duy nhất với một quan hệ  chủ/tớ  tồn tại trong suốt thời gian kết
nối. Mỗi thiết bị  có thể  hoạt đông như  là thiết bị  nhận dữ  liệu hay có thể  vừa truyền vừa
nhận. Hoạt động truyền hay nhận còn tùy thuộc vào việc thiết bị đó là chủ  (master) hay tớ
(slave).
Một thiết bị  hay một IC khi kết nối với bus I2C, ngoài một địa chỉ  (duy nhất) để  phân
biệt, nó còn được cấu hình là thiết bị  chủ  (master) hay tớ  (slave). Tại sao lại có sự  phân biệt
này ? Đó là vì trên một bus I2C thì quyền điều khiển thuộc về  thiết bị  chủ  (master). Thiết bị
chủ  nắm vai trò tạo xung đồng hồ  cho toàn hệ  thống, khi giữa hai thiết bị  chủ/tớ  giao tiếp
thì thiết bị  chủ  có nhiệm vụ  tạo xung đồng hồ  và quản lý địa chỉ  của thiết bị  tớ  trong suốt
quá trình giao tiếp. Thiết bị  chủ  giữ  vai trò chủ động, còn thiết bị  tớ  giữ  vai trò bị động
trong viêc giao tiếp.

Ảnh mô phỏng protues.

i2c ccs

Link download project.

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »